Kế hoạch bài dạy

Mẫu kế hoạch bài dạy

Người soạn
Họ và tên
Nhóm INTEL (Đỗ Thị Hồng, Thái Ngọc An, Trần Trọng Hiếu)
Khoa
Vật lý
Quận
5
Trường
Đại học sư phạm tp. Hồ CHí Minh
Thành phố
Hồ Chí Minh
Tổng quan về bài dạy
Tiêu đề bài dạy
Vũ trụ huyền diệu – Bay giữa ngân hà.
Tóm tắt bài dạy
Kiến thức cơ bản:
·         Thiên hà là tập hợp lớn nhất có hệ thống của các thiên thể trong vũ trụ.
·         Thiên hà của chúng ta gọi là Ngân Hà, thuộc loại thiên hà xoắn ốc, được hình thành từ rất lâu và ước chừng gần bằng tuổi vũ trụ - 15 tỉ năm.
·         Hệ Mặt Trời nằm trong cánh tay của Ngân Hà, gồm Mặt Trời nằm ở trung tâm và 8 hành tinh quay xung quanh.
·         Hệ Mặt Trời gồm 8 hành tinh theo thứ tự: Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh.
·         Các hành tinh quay quanh Mặt Trời theo quĩ đạo hình elip theo chiều ngược chiều kim đồng hồ và hầu như trên cùng một mặt phẳng.
·         Các hành tinh tự quay quanh mình theo chiều cùng chiều quay quanh Mặt Trời, ngoại trừ Kim tinh và Thiên Vương tinh.
·         Các hành tinh đều có vệ tinh quay xung quanh, trừ Kim tinh và Thủy tinh.
·         Các hành tinh được chia làm 2 nhóm: nhóm Trái Đất là các hành tinh có kích thước nhỏ nhưng có khối lượng riêng lớn, gồm: Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh; nhóm Khổng lồ là các hành tinh có kích thước lớn nhưng khối lượng riêng nhỏ, gồm: Thổ tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh.
Phương pháp:
·         Thiết kế Brochure quảng cáo về dự án Ngân Hà – Hệ Mặt Trời.
·         Thiết kế Blogger về dự án Ngân Hà – Hệ Mặt Trời.
·         Tạo sản phẩm thuyết trình về dự án Ngân Hà – Hệ Mặt Trời (phần Powerpoint lý thuyết và phần gameshow củng cố).
Lĩnh vực bài dạy
Vật lý (thiên văn học)
Cấp / lớp
Cấp 3 / lớp 12 (ban nâng cao).
Thời gian dự kiến
5 tuần, 45 phút / 1 tiết / 1 tuần.
Chuẩn kiến thức cơ bản
Chuẩn nội dung và quy chuẩn
·         Học sinh nắm vững kiến thứ về Ngân Hà – Sao – Hành tinh trong sách giáo khoa.
·         Mở rộng hiểu biết về Hệ Măt Trời và các hành tinh trong Hệ Măt Trời.
·         Rèn luyện khả năng quan sát, phân biệt, nhận xét và so sánh các hành tinh trong Hệ Mặt Trời.

Mục tiêu đối với học sinh / kết quả học tập

·         Hiểu khái quát về Ngân Hà, Hệ Mặt Trời, Mặt Trời và các hành tinh trong Hệ Mặt Trời.
·         Nắm được các đặc điểm cơ bản của các hành tinh trong Hệ Mặt Trời.
·         Có thể nhận biết, phân biệt, so sánh các hành tinh.
·         Vận dụng các kiến thức cơ bản để giải thích một số hiện tượng trong đời sống như: hiện tượng Nguyệt Thực, Nhật Thực, ngày và đêm, thủy triều, các vì sao trên bầu trời, …


Bộ câu hỏi định hướng


Câu hỏi khái quát
·         Bạn đang sống ở đâu?
·         Bạn thấy những gì trên bầu trời vào buổi tối đẹp trời?


Câu hỏi bài học
·         Thiên Hà và Ngân Hà.
·         Hệ Mặt Trời, Mặt Trời và các hành tinh.
·         Một số hiện tượng thú vị trong Hệ Mặt Trời.



Câu hỏi nội dung
·         Thiên hà là gì?
·         Thiên hà của chúng ta còn gọi là gì?
·         Ngân hà thuộc loại thiên hà nào?
·         Tuổi của Ngân Hà khoảng bao nhiêu?
·         Hệ Mặt Trời nằm ở đâu trong dãy Ngân Hà?
·         Các thành viên của Hệ Mặt Trời? Có mấy sao? Mấy hành tinh?
·         Mặt Trời được cấu tạo như thế nào?
·         Bao lâu nữa thì Mặt Trời sẽ cạn kiệt nhiên liệu?
·         Khi đó Hệ Mặt Trời sẽ như thế nào? Các hành tinh sẽ ra sao?
·         Kể tên các hành tinh trong Hệ Mặt Trời?
·         Đặc điểm của các hành tinh?
·         Sự chuyển động của các hành tinh ra sao?
·         Diêm Vương tinh có còn là hành tinh trong Hệ Mặt Trời không?
·         Vệ tinh của Trái Đất là ai?
·         Đặc điểm của Mặt Trăng?
·         Hãy giải thích các hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực, …?
·         Sao chổi, sao băng có phải là thành viên của Hệ Mặt Trời không? Nếu  không chúng là ai và đến từ đâu?




Kế hoạch đánh giá
Lịch trình đánh giá



Trước khi bắt đầu dự án
Học sinh thực hiện dự án và hoàn tất công việc
Sau khi hoàn tất dự án



·         Tham khảo tài liệu trong sách giáo khoa, sách khoa học, trang wed khoa học.
·         Đặt câu hỏi.
·         Sổ ghi chép.
·         Cho học sinh tham khảo bản tiêu chí đánh giá bài trình bày và tiêu chí đánh giá ấn phẩm.
·         khuyến khích học sinh trao đổi kiến thức, để kiểm tra, định hướng và mở rộng hiểu biết.
·         Nhập các mẫu đánh giá (phiếu đánh giá nhu cầu của học sinh, phiếu tiêu chí đánh giá ấn phẩm, tiêu chí đánh giá bài trình bày), giúp học sinh quyết định kiến thức có sẵn, kỹ năng thái độ và nhận thức sai lệch của học sinh.
·         Học sinh thực hiện sản phẩm dự án của mình và luôn dựa vào bảng tiêu chí đánh giá bài trình chiếu để biết mức độ hoàn thành của nhóm.
·         Tiếp tục thực hiện phiếu đánh giá nhu cầu học sinh.
·         Đặt câu hỏi.
·         Sổ ghi chép.
·         Thảo luận với bạn học.
·         Tiêu chí đánh giá bài luận.
·         Cho học sinh tự cho điểm vào phiếu tự đánh giá trong quá trình thực hiện dự án.
·         Giáo viên và các nhóm khác đánh giá nhóm được đánh giá theo phiếu đánh giá trình chiếu của các nhóm khác.
·         Dựa vào phiếu cho điểm bài trình chiếu, phiếu cho điểm bài ấn phẩm, phiếu đánh giá trình chiếu của các nhóm khác để cho điểm một cách khách quan dựa trên tinh thần đã thông báo trước với học sinh qua phiếu tiêu chí đánh giá ấn phẩm và tiêu chí đánh giá bài trình bày.

Tổng hợp đánh giá
·         Sử dụng đánh giá thành phần kết hợp với đánh giá tổng thể trước và trong mỗi đơn vị bài học, và tổng kết đánh giá sau mỗi giai đoạn đánh giá để giúp học sinh biết được mình đang ở đâu trong quá trình thực hiện dự án.
·         Đặt câu hỏi trong suốt quá trình thực hiện dự án để giúp học sinh định hướng, yêu cầu học sinh ghi chép nhật kí thực hiện dự án.
·         Giáo viên sử dụng sổ ghi chép và các câu hỏi để biết mức độ học sinh nắm dự án và kiến thức
·         Giáo viên đánh giá tổng thể dựa trên các bảng tiêu chí đánh giá sản phẩm học sinh.
·         Sử dụng blog trong việc phản hồi ý kiến trong suốt quá trình thực hiện dự án.

Chi tiết bài dạy
Các kỹ năng thiết yếu
·         Kĩ năng thế kỉ 21 (kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng tự quản lí, giao tiếp hiệu quả, kĩ năng tự định hướng, tư duy logic, giải quyết tình huống, …)
·         Sử dụng Internet, Dropbox, Yahoo, Blogger, Facebook, … trong quá trình học tập.
·         Sử dụng các công cụ Microsoft Office vào các bài học.
·         Nắm được các kiến thức cơ bản và có khả năng giải thích các hiện tượng vật lý thiên văn.

Các bước tiến hành bài dạy
Tuần 1: Giáo viên giới thiệu dự án.
  • Thông báo dự án trước lớp.
  • Sơ lược về bức tranh Thiên Hà – Ngân Hà – Hệ Mặt Trời và các hành tinh trong hệ Mặt Trời. (bằng bài trình chiếu Powerpoint).
  • Thông báo cụ thể về quá trình thực hiện dự án:
o    Tuần 1: giáo viên thông báo và giới thiệu về dự án.
o    Tuần 2: giáo viên hướng dẫn và cung cấp cho học sinh các tài liệu về dự án.
o    Tuần 3: giáo viên cho học sinh tham khảo dự án mẫu.
o    Tuần 4: học sinh báo cáo dự án của nhóm mình.
o    Tuần 5: giáo viên tổng kết đánh giá và khen thưởng.
  • Chia lớp thành 4 nhóm, thảo luận và phát phiếu đánh giá nhu cầu học sinh, thu lại để khảo sát.
  • Đưa ra các bộ câu hỏi đinh hướng, và mục tiêu đối với học sinh.
  • Đưa ra nội dung công việc rõ ràng và yêu cầu các nhóm học sinh quyết định về hình thức sẽ thực hiện dự án. (powerpoint, gameshow, diễn tiểu phẩm, …)
  • Đưa ra yêu cầu về ấn phẩm và đánh giá sản phẩm, và cung cấp cho học sinh các biểu mẫu đánh giá ấn phẩm và sản phẩm.
  • Hướng dẫn học sinh phản hồi ý kiến trên blog và sử dụng các tài liệu hỗ trợ và các trang web hỗ trợ.
Tuần 2, 3: Học sinh thực hiện dự án.
·         Giáo viên theo dõi và ghi chép nhỏ, để luôn hỗ trợ kịp thời.
·         Hướng dẫn học sinh sử dụng biểu mẫu làm việc nhóm và sử dụng các kĩ năng.
·         Giáo viên hướng dẫn học sinh phản hồi, chia sẻ ý tưởng trên blog trong suốt quá trình thực hiện dự án.
·         Hướng dẫn học sinh hoạt động nhóm thảo luận về bài học và rút ra nhận xét chung.
Tuần 4, 5: Học sinh báo cáo dự án của nhóm mình và giáo viên tổng kết, đánh giá.
·         Giáo viên hướng dẫn chấm điểm học sinh bằng các phiếu đánh giá. Các nhóm tự tính tổng điểm cho nhóm mình và các nhóm khác. Giáo viên tiến hành tính điểm và gửi lại gói điểm cho các nhóm.
·         Hoành thiện lại dự án và rút kinh nghiệm cho các dự án tiếp theo.
·         Cho học sinh tóm tắt hệ thống kiến thức thu nhận được.
·         Hướng dẫn các em sử dụng blog để trao đổi kiến thức về thiên văn học.

Điều chỉnh phù hợp với đối tượng

Học sinh tiếp thu chậm
·         Giảm thiểu khối lượng kiến thức cho học sinh.
·         Chia dự án thành từng bước nhỏ với lịch trình và công việc hằng ngày để học sinh hoàn thành công việc.
·         Lựa chọn các trang Wed hoặc in trước các thông tin và đánh dấu các khái niệm quan trọng
·         Hướng dẫn học sinh sử dụng sổ ghi chép để nắm rõ nội dụng dự án.
·         Thường xuyên theo dõi và đặt câu hỏi để định hướng và đưa ra hỗ trợ kịp thời.
·         Giảm thiểu số lượng công việc đồng thời tăng thời gian thực hiện để các em có thể hoàn thành công việc tốt hơn.
·         Hướng dẫn và hỗ trợ các em trong sử dụng các kĩ năng và công nghệ trong thực hiện dự án.
·         Chia lớp lại cho đồng đều để các học sinh khá giỏi giúp đỡ các học sinh yếu.


Học sinh không biết tiếng Anh
·         Tạo cơ hội cho các em làm nhóm với các bạn khá tiếng anh, để các em bổ trợ cho nhau.
·         Cung cấp các tài liệu tiếng Anh bổ ích về dự án và các công cụ dịch cho học sinh.
·         Cung cấp cho học sinh các từ tiếng Anh thông dụng trong môn học (tự điển chuyên ngành).
·         Cung cấp cho học sinh các trang web hỗ trợ việc học tiếng Anh.


Học sinh năng khiếu
·         Phân công nhiệm vụ mở
·         Khuyến khích và hỗ trợ học sinh nghiên cứu rộng và sâu hơn.
·         Đặt vấn đề với tính chất đào sâu kiến thức, cung cấp các công cụ hỗ  trợ nâng cao hơn.
·         Khuyến khích học sinh đưa ra giải pháp để học tập tốt hơn, có tính sáng tạo.
·         Đưa ra câu hỏi có vấn đề để học sinh cùng tham gia thảo luận.
·         Hướng đẫn hoặc định hướng cho các học sinh khá giỏi tìm hiểu chuyên sâu các vấn đề xoay quanh bài học.

Thiết bị và nguồn tài liệu tham khảo

Công nghệ - Phần cứng (Đánh dấu vào những thiết bị cần thiết)
Máy quay
ü Máy tính
ü Máy ảnh kỹ thuật số
Đầu đĩa DVD
ü Kết nối Internet
Đĩa Laser
ü Máy in
ü Máy chiếu
Máy quét ảnh
TiVi
Đầu máy VCR
Máy quay phim
Thiết bị hội thảo Video
Thiết bị khác
Công nghệ - Phần mềm (Đánh dấu vào những phần mềm cần thiết)
Cơ sở dữ liệu/ bảng tính
ü Ấn phẩm
ü Phần mềm thư điện tử
ü Bách khoa toàn thư trên đĩa CD
Phần mềm xử lý ảnh
ü Trình duyệt Web
Đa phương tiện
ü Phần mềm thiết kế Web
ü Hệ soạn thảo văn bản
Phần mềm khác

Tư liệu in
Sách giáo khoa môn vật lý, đề cương, hướng dẫn thực hành phòng Lab, tài liệu tham khảo v.v.
Hỗ trợ
Hình ảnh minh họa, microphone, máy chiếu, …
Nguồn Internet
Địa chỉ trang Web trợ giúp cho bài dạy.
1.12
 
Yêu cầu khác
Khách mời, người hướng dẫn, chuyến đi thực tế, học sinh lớp khác, phụ huynh v.v.


Chương trình giáo dục của Intel ® được quỹ Intel và tập đoàn Intel tài trợ.
Bản quyền © 2007 của Tập đoàn Intel.Tất cả các quyền đã được đăng ký. Intel, logo của Intel, sáng kiến giáo dục của Intel và chương trình Intel Teach là các nhãn hiệu thương mại đã được đăng ký của Tập đoàn Intel tại Hoa Kỳ và các nước khác. Các tên hiệu và nhãn mác khác có thể được xem là thuộc sở hữu của công ty khác

4 nhận xét:

  1. tóm tắt dự án không đúng,phải nêu rõ bối cảnh thực hiện dự án,học sinh đóng vai trò gì? phải làm gì? cách chia nhóm...
    mục tiêu học tập nên nêu rõ mục tiêu về kiến thức,kỹ năng,thái độ.

    Trả lờiXóa
  2. phân công nhiệm vụ hằng tuần còn đơn giản quá, làm thế học sinh rất khó hiểu..

    Trả lờiXóa
  3. câu hỏi bài học sao kỳ vậy?? phải ở dạng câu hỏi để học sinh trả lời chứ

    Trả lờiXóa