Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

Phân loại quang phổ sao


Phân loại quang phổ sao

Quang phổ sao đóng vai trò rất quan trọng trong việc nghiên cứu các vì sao vì chúng cho chúng ta biết nhiều điều về thành phần cấu tạo cũng như khoảng cách và vận tốc của chúng. Trước hết, việc phân loại phổ sao cho phép chúng ta có một bảng thống kê và một biểu đồ chi tiết về quang phổ của từng loại sao với khói lượng và độ sáng khác nhau. Kiểu phân loại vãn được dùng phổ biến ngày nay là kiểu phân loại quang phổ theo cường độ và số vạch sẫm trong quang phổ hấp thụ của các ngôi sao được đài thiên văn Harvard đưa ra vào đầu thế kỉ 20. 
Loại
Nhiệt độ
Màu sắc quy ước
Màu sắc biểu kiến[1]
Khối lượng
(
M)
Bán kính
(
R)
Độ sáng
(
L)
Vạch Hydro
(trong quang phổ)
 (%) trong tất cả các
O
≥ 30,000 K
Xanh da trời
Xanh da trời
≥ 16 M
≥ 6.6 R
≥ 30,000 L
Yếu
~0.00003%
B
10,000–30,000 K
xanh da trời đến xanh da trời nhạt
xanh da trời nhạt
2.1–16 M
1.8–6.6 R
25–30,000 L
Trung bình
0.13%
A
7,500–10,000 K
trắng
trắng đến xanh da trời nhạt
1.4–2.1 M
1.4–1.8 R
5–25 L
0.6%
F
6,000–7,500 K
hơi vàng trắng
trắng
1.04–1.4 M
1.15–1.4 R
1.5–5 L
Trung bình
3%
G
5,200–6,000 K
vàng
hơi vàng trắng
0.8–1.04 M
0.96–1.15 R
0.6–1.5 L
Yếu
7.6%
K
3,700–5,200 K
cam
vàng cam
0.45–0.8 M
0.7–0.96 R
0.08–0.6 L
Rất yếu
12.1%
M
≤ 3,700 K
đỏ
cam đỏ
≤ 0.45 M
≤ 0.7 R
≤ 0.08 L
Rất yếu
76.45%
Các vạch sẫm của một ngôi sao cho biết về thành phần các chất khí nhẹ chứa trong nó, theo đó phổ của các ngôi sao được chia thành các loại tương ứng với các kí tự chữ cái (tương ứng với màu): O (lam), B(lam đến trắng lam), A(trắng lam đến trắng), F(trắng đến vàng), G(vàng đến vàng nhạt), K(da cam đến đỏ), M(đỏ) (để dễ dàng nhớ được các chữ cái này và thứ tự của chúng, bạn đọc có thẻ thử nhớ câu : Oh Be A Fine Girl, Kiss Me) Trong đó các sao được biểu diễn bằng các kí tự O,B,A là các sao nóng và sớm hơn Mặt Trời, các sao kiểu F và G là các sao kiểu Mặt Trời còn các sao K và M thì lạnh và muộn hơn. Với mỗi loại ứng với các kí tự trên lại phân thành các nhóm nhỏ đánh số tờ 0 đến 9, riêng các sao O thì chỉ có từ O5 đến O9. Sự phân loại này được gọi là phân loại Harvard và đã được sử dụng chính thức cho đến ngày nay sau khi được bổ sung một vài loại phổ sao hiếm khác như R,N (gọi chung là C, các sao Cacbon), S (một nhánh phụ của K), W(các sao nóng và không ổn định), Q(các sao đã trải qua tai biến như nova hay các va chạm lớn). 

Đi kèm với quang phổ sao là các kí tự số La Mã để biểu diễn độ trưng của ngôi sao. Các số La Mã này gồm từ I đến VII cho biết vị trí của các dãy sao trong biểu đồ Hertzsprung - Russel (biểu đồ phân loại các dãy sao trong vũ trụ theo độ trưng và khối lượng đo bằng quang phổ, cho biết sự tiến hóa của ngôi sao đưa ra vào năm 1953, thường được gọi tắt là biểu đồ H-R). Riêng các sao loại I lại được phân loại thành a và b. Theo đó:
·        Ia, Ib , II : dãy sao siêu khổng lồ (super giant)
·        III : dãy sao khổg lồ (Giant)
·        IV : dãy sao cận khổng lồ (Near Giant)
·        V : dãy sao lùn (dwarf)
·        VI : dãy sao cận lùn (Near Dwarf)
·        VII: dãy sao lùn trắng (White Dwarf)
Mặt Trời của chúng ta có quang phổ được biểu diễn là G2V, là một sao G2 thuộc dãy V, tức là một sao lùn vàng.
Giản đồ H-R
Minh họa vui về giản đồ H-R

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét